Phác đồ điều trị loãng xương hiệu quả

601

Phác đồ điều trị loãng xương như thế nào mới có hiệu quả, phải bao gồm các bước gì để vừa chữa trị vừa phòng tránh được nguy cơ tái loãng xương? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ qua nếu như bạn không muốn căn bệnh này đeo bám mình mãi mãi.

1. Loãng xương là gì? Nguyên nhân dẫn đến loãng xương

Có thể bạn chưa biết, loãng xương được xếp vào một loại bệnh lý sinh ra do sự rối loạn chuyển hóa xương. Theo đó, thành phần khoáng trong xương giảm dần do tuổi tác, do ảnh hưởng của quá trình sinh nở,… Hoặc do tác động ngoại cảnh khiến cấu trúc xương bị tổn thương.

Đối tượng dễ bị loãng xương nhất đa phần là phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, người già,… Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng sẽ ngày càng trở nên nghiêm trọng và dẫn đến một số trường hợp đáng tiếc như gãy xương, bại liệt,…

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là do tuổi tác, do chúng ta không chú ý bồi bổ, chăm sóc cơ thể hàng ngày.

2. Chẩn đoán nguy cơ loãng xương và đưa ra phương pháp điều trị

Trước khi đưa ra phác đồ điều trị loãng xương, chúng ta cần đến bệnh viện chuyên khoa xương khớp để tiến hành kiểm tra lâm sàng, chẩn đoán bệnh. Chẩn đoán lâm sàng ban đầu có thể là những căn bệnh phổ biến như đau lưng cấp/ mãn tính, biến dạng cột sống, gãy xương,…

Sau khi bác sĩ hỏi thăm qua tình hình sức khỏe, tình trạng xương khớp của bệnh nhân sẽ đến giai đoạn kiểm tra tổng quát. Ở đây chúng ta sẽ được khám chi tiết hơn thông qua chụp X-quang, đo mật độ xương bằng cách đo hấp thụ tia X năng lượng kép hoặc xét nghiệm máu,…

Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ nhận định tình trạng loãng xương của bệnh nhân. Trong đó, một số trường hợp sẽ là loãng xương, nhuyễn xương hay cũng có thể là bệnh xương thủy tinh (căn bệnh khiến các bác sĩ đau đầu nhất cho tới hiện tại).

Như vậy, chúng ta có thể hình dung được loãng xương là biểu hiện nhẹ nhất trong các bệnh lý xương khớp. Đồng nghĩa với việc nếu kịp thời chữa trị bệnh tình sẽ suy giảm, quá trình phục hồi cũng nhanh chóng, ít khó khăn hơn.

Cùng xem: lưu ý các bệnh không nên uống collagen, collagen bao nhiêu tiền 1 hộp, Collagen là gì, sắc ngọc khang, serum dưỡng trắng da

Bình luận